Theo quy định pháp luật hiện hành, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn phải nhận được sự đồng ý của người sử dụng mới được phép kích hoạt cung cấp dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ cũng được quyền sử dụng nhiều phương thức khác nhau để quảng cáo dịch vụ như: nhắn tin quảng cáo trực tiếp theo cú pháp, quảng cáo trên wibsite, quảng cáo qua báo đài…, nội dung quảng cáo phải phản ánh đầy đủ thông tin về giá cước và cách thức sử dụng.
Để không bị mất tiền trong tài khoản khi đăng ký kích hoạt các gói dịch vụ nội dung nhưng không chú ý hoặc không biết, người dân cần lưu ý các trường hợp sau:
Không mua sim đã được kích hoạt sẵn (sim rác):
Sim đã kích hoạt là sim có thông tin thuê bao không chính xác. Do đó, người dân khi mua sim đã kích hoạt để sử dụng sẽ khôngđược pháp luật bảo vệ trong trường hợp phát sinh các nội dung khiếu nại, khiếu kiện về dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụ nội dung qua tin nhắn nói riêng.
Thường xuyên kiểm tra các ứng dụng dịch vụ nội dung đang được cài trên điện thoại:
Bằng cách nhắn tin theo cú pháp gửi đến các doanh nghiệp viễn thông di động (miễn phí):
- MobiFone: soạn KT gửi 994 (Đầu số 090, 093, 0120, 0121, 0122, 0126, 0128, 089).
- VinaPhone: soạn KT gửi 123 (Đầu số 091, 094, 0123, 0124, 0125, 0127, 0129, 088).
- Viettel: soạn TC gửi 1228 (Đầu số 098, 097, 096, 0169, 0168, 0167, 0166, 0165, 0164, 0163, 0162, 086).
- Vietnamobile: soạn KTDV gửi 345 (Đầu số 092, 0188).
- Gmobile: soạn TTTB gửi 1414 (Đầu số 0993, 0994, 0995, 0996, 099).
Trường hợp người dân muốn hủy dịch vụ:
Gọi điện tới tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp viễn thông di động (miễn phí) yêu cầu hủy dịch vụ: MobiFone (tổng đài 18001090), Vinaphone (tổng đài 18001091), Viettel (tổng đài 18008198).
Mỹ Duyên