Chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học viên cao học, nghiên cứu sinh là người dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020:
Học viên cao học và nghiên cứu sinh là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, riêng đối với viên cao học và nghiên cứu sinh là người dân tộc Hoa thì thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (có mã số theo chuẩn nghèo của Thành phố) đang học tại các viện nghiên cứu, học viện và các trường đại học trong cả nước có chức năng đào tạo sau đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được áp dụng mức hỗ trợ 60% mức lương cơ sở (hỗ trợ 10 tháng/năm).
Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2014 – 2020 đang học tại các cơ sở giáo dục đại học:
Sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2014-2020 đang học tại các cơ sở giáo dục đại học được áp dụng mức hỗ trợ 60% mức lương cơ sở (hỗ trợ 10 tháng/năm).
Không áp dụng đối với sinh viên: cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học; sinh viên các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối quốc phòng, an ninh.
Chính sách miễn học phí đối với học sinh dân tộc Chăm và Khmer trên địa bàn Thành phố từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2019 - 2020:
Đối tượng áp dụng là học sinh người dân tộc Chăm và Khmer trên địa bàn Thành phố đang học tại các cơ sở giáo dục công lập (Mầm non, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, Trường chuyên biệt). Cơ sở xác định học sinh là người dân tộc Chăm và Khmer dựa trên giấy khai sinh (hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy Chứng minh nhân dân) của học sinh theo hướng dẫn tại Công văn số 1446/VPCP-ĐP ngày 20/3/2007 của Văn phòng Chính phủ về xác nhận thành phần dân tộc.
Chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020:
Đối tượng hỗ trợ là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động, chưa qua đào tạo nghề nhưng có nhu cầu học nghề, có hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mức hỗ trợ học nghề ngắn hạn dưới 3 tháng với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học.
Chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020:
Đối tượng thụ hưởng: người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (có mã số hộ); thân nhân của người có công với cách mạng gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.
Nội dung và mức hỗ trợ:
a. Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
- Đào tạo nghề: theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2105 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
- Đào tạo ngoại ngữ: theo mức cụ thể từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học;
- Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;
- Tiền ăn trong thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày;
- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo từ 15km trở lên là 200.000đ/người/khóa học.
b. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nƣớc ngoài gồm:
- Lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định tại Thông tư số 157/2015/TT-BTC ngày 08/10/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam;
- Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành cùa nước tiếp nhận lao động;
- Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.
c. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài:
- Hỗ trợ cho thân nhân của người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Mức hỗ trợ 10.000.000 đồng/trường hợp;
- Trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời hạn. Mức hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng/trường hợp;
- Hỗ trợ cho một số trường hợp rủi ro khách quan khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản lý nhưng không quá 5.000.000 đồng/trường hợp.
d. Hỗ trợ vay vốn đối với ngƣời lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trường hợp mức vay trên 50 triệu đồng, người lao động phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
TTVH