Tiêu đề 1

Giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại 

Tiêu đề

Giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại

Đơn vị

Phòng Tư pháp Quận 4 

Lĩnh vực

Tư pháp - Hộ tịch 

Cơ sở pháp lý

- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 10/2017/QH14 ngày 20/6/2017;
- Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018 của Bộ Tư pháp về ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước.
- Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Trình tự thực hiện

Bước công việc

Nội dung công việc

Trách nhiệm

Thời gian

Hồ sơ/Biểu mẫu

Diễn giải

B1

Nộp hồ sơ

Người yêu cầu bồi thường

Giờ hành chính

Theo Mục I

Người yêu cầu bồi thường chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

B2

Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận tiếp nhận

0,25 ngày làm việc

Theo Mục I;

BM 01.

- Ghi vào sổ nhận hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (BM 01).

- Chuyển hồ sơ về Phòng chuyên môn để xử lý.

B3

Phân công xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Phòng chuyên môn

0,25 ngày làm việc

Theo Mục I;

BM 01

Lãnh đạo Phòng chuyên môn phân công thụ lý, giải quyết hồ sơ.

B4

Kiểm tra hồ sơ và đề xuất thụ lý hồ sơ

Người thụ lý hồ sơ

1,5 ngày làm việc

Theo Mục I;

BM 01;

BM 03;

BM 04;

Tờ trình.

* Tiến hành đối chiếu quy định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

- Nếu hồ sơ hợp lệ: thụ lý hồ sơ (BM 04) và vào sổ thụ lý, thực hiện tiếp B9 đến B14.

- Nếu thuộc trường hợp không thụ lý theo quy định: thông báo bằng văn bản (BM 04) cho người yêu cầu bồi thường và cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định: dự thảo văn bản yêu cầu người yêu cầu bổ sung hồ sơ (BM 03); thực hiện tiếp B5 đến B7.

- Nếu người yêu cầu bồi thường đề nghị thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc cần làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường: dự thảo văn bản yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cung cấp/làm rõ; thực hiện tiếp B5 đến B7.

* Lập Tờ trình, trình Lãnh đạo Phòng chuyên môn xem xét.

B5

Xem xét, trình ký

Lãnh đạo Phòng chuyên môn

01 ngày làm việc

- Hồ sơ trình

- BM 03 hoặc văn bản đề nghị cung cấp/làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.

Lãnh đạo Phòng chuyên môn xem xét, ký tờ trình, ký nháy dự thảo văn bản, trình lãnh đạo cơ quan, đơn vị ký duyệt.

 

B6

 

Ký duyệt

Lãnh đạo cơ quan, đơn vị

1,5 ngày làm việc

- Hồ sơ trình

- BM 03 hoặc văn bản đề nghị cung cấp/làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.

Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét và ký duyệt văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cung cấp/làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.

B7

Ban hành văn bản

Văn thư của Cơ quan, đơn vị

0,5 ngày làm việc

Hồ sơ đã được phê duyệt

Văn thư thực hiện cho số, đóng dấu, phát hành văn bản.

B8

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung/làm rõ

Bộ phận tiếp nhận

Giờ hành chính

Hồ sơ theo yêu cầu

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường phải bổ sung hồ sơ, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải cung cấp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.

- Chuyển hồ sơ cho người thụ lý, giải quyết hồ sơ để xử lý tiếp. 

B9

Cử người giải quyết bồi thường

(thực hiện song song với bước B10)

Người thụ lý hồ sơ

0,5 ngày làm việc

- Hồ sơ trình;

- BM 06.

Đề xuất và dự thảo Quyết định cử người giải quyết bồi thường (BM 06), trình Lãnh đạo Phòng chuyên môn xem xét.

Lãnh đạo phòng chuyên môn

0,5 ngày làm việc

Xem xét, ký nháy văn bản, trình Lãnh đạo cơ quan, đơn vị duyệt ký văn bản.

Lãnh đạo cơ quan, đơn vị

0,75 ngày làm việc

Xem xét, duyệt ký Quyết định cử người giải quyết bồi thường (BM 06).

Văn thư của cơ quan, đơn vị

0,25 ngày làm việc

BM 06

Văn thư thực hiện cho số, đóng dấu, phát hành văn bản (gửi cho người yêu cầu bồi thường và cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước).

B10

Xác minh thiệt hại và tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có)

Người giải quyết bồi thường

15 ngày (tương đương 11 ngày làm việc), kể từ ngày thụ lý hồ sơ

- BM 07 (nếu có);

- Biên bản thỏa thuận.

 

- Tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có): Ngay sau khi thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm xác định giá trị các thiệt hại về tinh thần và các thiệt  hại khác có thể tính được ngay mà không cần xác minh và đề xuất Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường việc tạm ứng kinh phí bồi thường và mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường.

- Xác minh thiệt hại:

Thực hiện việc xác minh các thiệt hại theo yêu cầu trong hồ sơ. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức khác có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại, đề nghị định giá tài sản, giám định thiệt hại hoặc lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại, mức bồi thường.

* Thời hạn xác minh thiệt hại có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 15 ngày (tương đương 11 ngày làm việc) kể từ ngày hết thời hạn xác định thiệt hại theo quy định, việc thỏa thuận phải được lập thành biên bản và có chữ ký của người giải quyết bồi thường, chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường vào từng trang của biên bản.

Trường hợp vụ việc phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày (tương đương 22 ngày làm việc), kể từ ngày thụ lý hồ sơ.

 

B11

Báo cáo xác minh thiệt hại

Người giải quyết bồi thường

03 ngày làm việc

BM 08

Người giải quyết bồi thường phải hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại (BM 08) làm căn cứ để thương lượng việc bồi thường.

B12

Tiến hành thương lượng việc bồi thường

Người giải quyết bồi thường

02 ngày làm việc

//

Chuẩn bị tài liệu, địa điểm, thư mời thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường.

B13

Thương lượng việc bồi thường

Thành phần tham gia thương lượng theo quy định

10 ngày (tương đương 07 ngày làm việc)

 

*  Việc thương lượng được thực hiện theo các bước sau đây:

a) Người yêu cầu bồi thường trình bày ý kiến về yêu cầu bồi thường của mình và cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu bồi thường của mình (nếu có);

b) Người giải quyết bồi thường công bố báo cáo xác minh thiệt hại;

c) Người giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường trao đổi, thỏa thuận về các nội dung thương lượng;

d) Đại diện cơ quan giải quyết bồi thường trình bày ý kiến; người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày ý kiến (nếu có); cá nhân, đại diện tổ chức khác phát biểu ý kiến theo yêu cầu của người chủ trì;

đ) Đại diện cơ quan tài chính nêu ý kiến về các loại thiệt hại, mức thiệt hại, số tiền bồi thường (nếu có);

e) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước phát biểu ý kiến.

* Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày (07 ngày làm việc) kể từ ngày hết thời hạn thương lượng.

* Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm lập biên bản việc thương lượng (BM 09). Trường hợp các bên tiến hành thương lượng nhiều lần thì sau mỗi lần thương lượng đều phải lập biên bản. Biên bản kết quả thương lượng phải ghi rõ những nội dung chính theo quy định, xác định rõ việc thương lượng thành hoặc không thành, phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường, chữ ký của đại diện các cơ quan, người tham gia thương lượng và được giao cho mỗi người 01 bản tại buổi thương lượng

* Trường hợp thương lượng thành: người giải quyết bồi thường dự thảo Quyết định giải quyết bồi thường, trình Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ký duyệt.

Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày (11 ngày làm việc)

B14

Ban hành Quyết định giải quyết bồi thường

Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường

Thực hiện ngay khi có biên bản kết quả thương lượng thành

BM 09;

BM 10;

BM 11.

quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng.

Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người giải quyết bồi thường lập biên bản về việc không nhận quyết định. Biên bản phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia thương lượng. Biên bản phải nêu rõ hậu quả pháp lý của việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 của Luật này. Cơ quan giải quyết bồi thường phải gửi cho người yêu cầu bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

Cách thức thực hiện

Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại (cấp huyện).

Thành phần số lượng hồ sơ

TT

Tên hồ sơ

Số lượng

Ghi chú

 

Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường

1

Văn bản yêu cầu bồi thường (theo mẫu)

01

Bản chính

 

2

Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường

01

- Nộp trực tiếp: Bản sao kèm bản chính để đối chiếu.

- Nộp qua bưu chính: Bản sao có chứng thực.

 

3

Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại

01

 

4

Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).

01

 

Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại

1

Văn bản yêu cầu bồi thường (theo mẫu)

01

Bản chính

 

2

Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường

01

- Nộp trực tiếp: Bản sao kèm bản chính để đối chiếu.

- Nộp qua bưu chính: Bản sao có chứng thực.

 

3

Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).

01

 

4

Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại

01

 

5

Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền

01

 

6

Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.

01

 

Thời gian giải quyết

- Trong thời hạn 25 ngày làm việc  kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (đối với vụ việc người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường  trực tiếp tại cơ quan giải quyết bồi thường)
-  Trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (đối với vụ việc phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm).
- Trường hợp người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường qua bưu chính, hồ sơ chưa đầy đủ hoặc theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường thì có thể kéo dài thời gian giải quyết theo quy định.

Đối tượng

Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần.

Kết quả

Quyết định giải quyết bồi thường hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

 

Lệ phí

Không có.

CapDo

Cấp độ 2 

DVCURL

 

Key

 
Tệp đính kèm
MauQT10-Tuphap.doc    
Đã tạo vào thời điểm 18/10/2016 3:25 CH  bởi Nguyễn Thanh Nhàn 
Được sửa tại 15/09/2020 11:10 SA  bởi Nguyễn Thanh Nhàn 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
4
1
7
1
7