Tiêu đề 1

Quy trình Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi GCN hết hiệu lực (thuộc thẩm quyền của ngành Công thương) 

Tiêu đề

Quy trình Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực (thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Công thương)

Đơn vị

Phòng Y tế Quận 4 

Lĩnh vực

Y tế 

Cơ sở pháp lý

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày ngày 25 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã có hiệu lực thi hành;
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
- Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
- Quyết định số 5426/QĐ-UBND ngày 04/11/2014 của UBND thành phố Hồ Chí Minh V/ công bố TTHC ban hành, sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Quận – Huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Trình tự thực hiện

STT

Bộ phận thực hiện

Nội dung công việc

Thời gian (ngày làm việc)

Hồ sơ

1.      

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

-       Tiếp nhận và lập giấy TNHS và HTKQ.

-       Kiểm tra thành phần hồ sơ và nhập máy

-       Vào sổ tiếp nhận và trả hồ sơ.

-       Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, hướng dẫn điều chỉnh/ bổ túc hồ sơ thông qua phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

-       Chuyển hồ sơ cho chuyên viên phòng Y tế.

01

- Giấy TNHS và HTKQ

- Sổ theo dõi hồ sơ

- Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ

-Thành phần hồ sơ theo quy định Mục 5.1

- Phiếu KSQT

2.      

Chuyên viên Phòng Y tế

 

-       Thụ lý hồ sơ.

-       Cập nhật vào phần mềm quản lý.

-       Xem xét tính pháp lý đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện thì trong vòng 04 ngày phải có văn bản trả lời.

+ Nếu quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận  hồ sơ sẽ  huỷ hồ sơ.

04

- Phiếu KSQT

- Văn bản trả lời (nếu có)

- Thành phần hồ sơ theo mục 5.1

3.      

Đoàn thẩm định cơ sở; Phòng Y tế

-       Xác minh địa điểm

-       Thẩm định cơ sở, lập biên bản thẩm định

-       Trường hợp cơ sở đủ điều kiện: Lập tờ trình, soạn thảo Giấy chứng nhận.

-       Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện: Chờ thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày.

-       Thẩm định lại sau khi cơ sở thông báo xác nhận đã hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày.

-       Trường hợp cơ sở vẫn không đủ điều kiện sau khi thẩm định lại: Có văn bản trả lời (địa phương, cơ sở). Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để xem xét cấp Giấy chứng nhận.

07

- Phiếu KSQT

- Biên bản thẩm định

- Tờ trình

- Giấy chứng nhận

- Văn bản trả lời (nếu có)

- Thành phần hồ sơ theo mục 5.1

4.      

Trưởng Phòng Y tế

-       Xem xét, ký Tờ trình; ký tắt Giấy chứng nhận; xem xét Văn bản trả lời (nếu có).

0,5

 

- Phiếu KSQT

- Biên bản thẩm định

- Tờ trình

- Giấy chứng nhận

- Văn bản trả lời (nếu có)

- Thành phần hồ sơ theo mục 5.1

5.      

Phòng Y tế

-       Đóng dấu tờ trình

-       Chuyển hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận.

-       Cập nhật vào phần mềm quản lý.

0,5

 

- Phiếu KSQT

- Biên bản thẩm định

- Tờ trình

- Giấy chứng nhận

- Văn bản trả lời (nếu có)

- Thành phần hồ sơ theo mục 5.1

6.      

Văn phòng UBND quận

-       Thẩm tra hồ sơ.

-       Trình hồ sơ Lãnh đạo Văn phòng UBND quận.

0,5

 

- Phiếu KSQT

- Biên bản thẩm định

- Tờ trình

- Giấy chứng nhận

- Văn bản trả lời (nếu có)

- Thành phần hồ sơ theo mục 5.1

7.      

Lãnh đạo văn phòng UBND quận

-       Xem xét hồ sơ

-       Trình hồ sơ lãnh đạo UBND quận.

0,5

 

- Phiếu KSQT

- Biên bản thẩm định

- Tờ trình

- Giấy chứng nhận

- Văn bản trả lời (nếu có)

8.      

Lãnh đạo UBND quận

-       Xem xét và ký duyệt Giấy chứng nhận hoặc Văn bản trả lời (nếu có).

0,5

 

- Phiếu KSQT

- Biên bản thẩm định

- Tờ trình

- Giấy chứng nhận

- Văn bản trả lời (nếu có)

- Thành phần hồ sơ theo mục 5.1

9.      

Văn phòng UBND quận

-       Cho số, đóng dấu Giấy chứng nhận hoặc Văn bản trả lời (nếu có).

0,5

- Giấy chứng nhận

- Văn bản trả lời (nếu có)

- Thành phần hồ sơ theo mục 5.1

10.             

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

-       Phát hành kết quả.

-       Cập nhật vào phần mềm quản lý.

 Theo ngày hẹn

 

- Giấy chứng nhận

- Văn bản trả lời (nếu có)

- Sổ theo dõi

- Thành phần hồ sơ theo mục 5.1

 

Cách thức thực hiện

 

Thành phần số lượng hồ sơ

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 1b của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 2b của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 (đối với cơ sở kinh doanh);
d) Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
đ) Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).
 
Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 1c của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 + Hồ sơ theo quy định tại điểm b, c, d, đ.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời gian giải quyết

- Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: 05 (năm) ngày làm việc việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.
- Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày nếu Đoàn đoàn thẩm tra kết luận cơ sở không đạt về ATTP. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục.
- Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

Đối tượng

 

Kết quả

 

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

 

Lệ phí

Phí thẩm định và lệ phí thực hiện theo Thông tư 149/2013/TT-BTC  ngày 29/10/2013
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
+ Cấp lần đầu: 150.000 VNĐ/1 lần cấp
+ Cấp lại (gia hạn): 150.000 VNĐ /1 lần cấp
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm:
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000 VNĐ /1 lần/cơ sở
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 VNĐ /1 lần/cơ sở
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 3.000.000 VNĐ /1 lần/cơ sở
- Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm:
+ Cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 VNĐ /1 lần/cơ sở
+ Đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1.000.000 VNĐ /1 lần/cơ sở.
 

CapDo

Cấp độ 2 

DVCURL

 

Key

 
Tệp đính kèm
Đã tạo vào thời điểm 05/05/2016 10:24 SA  bởi Nguyễn Thanh Nhàn 
Được sửa tại 05/05/2016 10:24 SA  bởi Nguyễn Thanh Nhàn 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
3
0
4
3
4
4